CHÚA NHẬT CHÚA THĂNG THIÊN. Năm B.
Bài Đọc I: Cv 1: 1-11 “Trước sự chứng kiến của các ông, Người lên trời”.
Đáp Ca:Tv 46 – Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng,
Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang.
Bài Đọc II: Ep 4: 1-11 “Người đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời”.
Alleluia , Alleluia – Chúa phán: “Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân,
Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”–Alleluia.
Bài Phúc Âm: Mc 16: 15- 20 “Người lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa”.
17/5 | Thứ Hai | ||
18/5 | Thứ Ba | 6.30pm | Tuần VII Phục Sinh |
19/5 | Thứ Tư | 6.30pm | Tuần VII Phục Sinh |
20/5 | Thứ Năm | 6.30pm | Tuần VII Phục Sinh |
21/5 | Thứ Sáu | 6.30pm | Tuần VII Phục Sinh |
22/5 | Thứ Bảy | 6.00pm | CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN. |
23/5 | Chúa Nhật | 9.00am
3.00pm 5.30pm |
CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN.
CHẦU KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA. CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN. |
23/5: Ca đoàn Cecilia mừng lễ bổn mạng
CHÚC MỪNG CHA PHẠM QUANG HỒNG
KỶ NIỆM 15 NĂM LINH MỤC
Báo Cáo Tài Chánh: – Lần II cuối tuần 8 & 9/5: $2941.45
KỶ NIỆM THỤ PHONG LINH MỤC: Linh mục Phạm Quang Hồng sẽ dâng Thánh Lễ tạ ơn kỷ niệm 15 năm thụ phong Linh Mục vào ngày Chúa Nhật 16/5/2021 lúc 9.00 sáng. Xin kính mời quý ông bà anh chị em tham dự cầu nguyện cho Cha. Sau Thánh lễ xin mời ở lại dùng tiệc trà, viết thiệp chúc mừng tại cửa ra vào trung tâm.
BÍ TÍCH THÊM SỨC : 21 em trong Cộng Đoàn sẽ lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức trong Thánh Lễ thứ Bảy tuần tới 22/5/2021. Xin quý ông bà anh chị em cầu nguyện cho các em. Cám ơn đến cô Thảo Nhung, Nữ Tu Bích Thuận, cô Hương Giang đã giúp dạy giáo lý cho các em.
NĂM THÁNH GIUSE: TÔNG THƯ TRÁI TIM NGƯỜI CHA- PATRIS CORDE
7. Một người cha trong bóng tối (tiếp theo và hết)
Thế giới của chúng ta từ chối những người nhầm lẫn quyền hành với độc đoán, phục vụ với tùng phục, thảo luận với áp bức, bác ái với trợ giúp, sức mạnh với hủy diệt. Mọi ơn gọi đích thực đều được sinh ra từ việc tự hiến, là hoa trái của sự hy sinh chín chắn. Chức linh mục và đời sống thánh hiến cũng đòi hỏi phải có sự chín chắn như vậy. Dù ơn gọi của chúng ta là gì, kết hôn, độc thân hay sống trinh khiết, việc cho đi chính mình sẽ không thành toàn nếu nó chỉ dừng lại ở sự hy sinh; nếu thế, thay vì trở thành một dấu chỉ của vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu, việc cho đi chính mình sẽ có nguy cơ trở thành biểu hiện của bất hạnh, buồn bã và thất vọng.
Khi người cha từ bỏ cám dỗ sống cuộc sống của con cái mình, những khung cảnh mới mẻ và bất ngờ sẽ mở ra. Mỗi đứa con đều mang trong mình một mầu nhiệm độc đáo chỉ có thể được tỏ lộ nhờ sự giúp đỡ của người cha biết tôn trọng quyền tự do của đứa con ấy. Một người cha sẽ nhận ra mình là một người cha và một nhà giáo dục nhất vào lúc mình trở thành “vô dụng”, khi thấy con mình trở nên độc lập và có thể bước đi trên con đường của cuộc đời mà không cần ai đi kèm. Khi người cha ấy trở nên giống như Thánh Giuse, luôn biết rằng con mình không phải là của riêng mình mà chỉ được giao phó cho mình chăm sóc mà thôi. Cuối cùng, đây là điều mà Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu khi Người nói: “Các con đừng gọi ai ở dưới đất là cha, vì các con chỉ có một người Cha ở trên trời” (Mt 23, 9).
Mỗi khi thi hành thiên chức làm cha, chúng ta phải luôn nhớ rằng thiên chức ấy không liên quan gì đến sự chiếm hữu, mà là một “dấu chỉ” hướng đến một tình phụ tử lớn hơn. Một cách nào đó, tất cả chúng ta đều giống như Thánh Giuse: là cái bóng của Cha trên trời, Đấng “làm cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ cũng như người lành, và làm mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương” (Mt 5,45). Và là cái bóng bước theo Con của Ngài.
* * *
Thiên Chúa nói với Thánh Giuse: “Hãy trỗi dậy, đem Hài nhi và mẹ Người trốn đi” (Mt 2,13).
Mục đích của Tông thư này là làm cho chúng ta thêm lòng yêu mến Thánh cả, khuyến khích cầu xin ngài chuyển cầu cho chúng ta và noi gương các nhân đức và lòng nhiệt thành của ngài.
Thật vậy, sứ mệnh cụ thể của các thánh không chỉ là làm phép lạ và ban ơn, nhưng là chuyển cầu cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa, như Ápraham[26] và Môsê[27], và như Chúa Giêsu, “Đấng trung gian duy nhất” (1 Tm 2,5), là “Đấng bảo trợ” cho chúng ta trước mặt Chúa Cha (1 Ga 2,1) và là Đấng “hằng sống để chuyển cầu cho chúng ta” (Dt 7,25; x. Rm 8,34).
Các thánh giúp tất cả các tín hữu “phấn đấu nên thánh và theo đuổi sự trọn lành của bậc sống mình”.[28] Cuộc sống của các ngài là bằng chứng cụ thể cho thấy có thể sống Phúc Âm.
Chúa Giêsu đã nói: “Hãy học cùng tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29). Cuộc đời của các thánh cũng là những tấm gương để noi theo. Thánh Phaolô nói rõ điều này: “Anh em hãy bắt chước tôi!” (1 Cr 4,16).[29] Bằng sự thinh lặng hùng hồn, Thánh Giuse cũng nói như vậy.
Trước tấm gương của biết bao vị thánh nam và nữ, Thánh Augustinô đã tự hỏi: “Điều các ngài đã làm được, mi không làm được sao?” Và thế là ngài đã dứt khoát hoán cải và thốt lên: “Con đã yêu Chúa quá muộn màng, ôi Vẻ Đẹp vẫn cổ xưa mà luôn tươi mới!”[30]
Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ.