(08) 9344 4437 / 0423 935 495 perthvietnamesecatholic@gmail.com
Select Page

Ban Thừa Tác Viên

1. Thừa Tác Viên Là Gì?

Hiến chế về Giáo hội Ánh Sáng Muôn Dân (ASMD-Lumen Gentium) đã cho ta một định nghĩa rõ ràng về thừa tác vụ này như sau: “thừa tác vụ giáo sĩ do Chúa thiết lập đã được đảm nhiệm ở nhiều cấp bậc khác nhau do những người mà ngay từ thời cổ xưa đã được gọi là giám mục, linh mục và phó tế” (ASMD 28). Họ là các thừa tác viên được thụ phong vì họ được Thiên Chúa mời gọi đảm nhiệm một ơn gọi phục vụ đặc biệt. Nhóm này đã được định nghĩa một cách rõ ràng, vì họ là thừa tác viên do hiệu quả bí tích. Không ai, ngay cả các thầy dòng khổ tu nghiêm nhặt nhất, sau khi đã lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh, mà lại không tham dự thừa tác vụ này.

Thứ đến, có hai thừa tác vụ giáo dân đã được miêu tả chuyên biệt. Đó là thừa tác vụ “thầy tư” (acolyte) phục vụ thánh thể và thừa tác vụ đọc sách (lector) phục vụ Lời Chúa. Hai thừa tác vụ này, vốn đã có từ những ngày đầu của Giáo hội, nay được Đức Phaolô Đệ VI thiết lập lại qua Tự Sắc ‘Ministeria Quaedam’ năm 1973. Trong văn kiện đó, các chức nhỏ xưa kia được phong ban như là những bước chuẩn bị lên chức linh mục, được bãi bỏ và thay thế bằng hai thừa tác vụ vừa kể. Với các qui định mới này, Đức Giáo Hoàng muốn nhấn mạnh sự khác nhau giữa hai bậc giáo sĩ và giáo dân.

Vaticanô II xác quyết: “Mẹ Giáo Hội tha thiết ước mong toàn thể tín hữu được thúc đẩy để tham dự một cách trọn vẹn, ý thức và sống động vào việc cử hành các nghi lễ phụng vụ. Do tự bản chất, Phụng vụ đòi hỏi một việc tham dự như thế; lại nữa, do phép Rửa tội, việc tham dự ấy trở thành quyền lợi và bổn phận của dân kitô giáo ‘là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Vì thế, giáo phẩm có thể trao phó cho giáo dân một số các phận vụ của các chủ chăn, trong các công tác “như dạy giáo lý, thi hành một vài nghi thức phụng vụ, hoặc chăm sóc các linh hồn.”

Trong Tập Hướng dẫn về Giáo hữu Phục Vụ Bàn Thánh, Thừa Tác Viên Đặc Biệt Trao Thánh Thể (còn gọi làThừa Tác Viên Ngoại Thường) và Thừa Tác Viên Giúp Lễ, Đức Ngài B.J.Hickey Tổng Giám Mục Perth đã có  những lời hiểu thị như sau:

Được xem như là nguồn mạch, là tột đỉnh, là trung tâm điểm của đời sống người Công Giáo, Bí tích Thánh Thể/ Eucharist là một mầu nhiệm tối thượng của đức tin chúng ta. Nghi lễ Phụng vụ Bí Tích Thánh Thể là sự kêu gọi để thông phần một cách đặt biệt vào sự mầu nhiệm: mầu nhiệm Chúa Jesus chết đi, mầu nhiệm phục sinh của Ngài và mầu nhiệm Ngài lại đến. Đối với bất cứ ai được Giáo Hội trao phó tác vụ thiêng liêng nầy thi coi như là được mời gọi vào “một tác vụ cao trọng tràn đầy tình thương.” Trong Huấn thị  Immensae Caritatis ngày 25-01-1973, Đức Giáo Hoàng John Paul cũng đã có những lời hiểu thị như trên.


2. Nền tảng

2.1 DIỄN TIẾN LỊCH SỬ Ở PERTH/TÂY ÚC

Đầu năm 1972, có 2 quyết định của Giáo Hội Rôma được ban bố đã tạo ra hiệu quả sâu sắc chưa từng xảy ra từ trước đối với nghi thức trao ban Thánh Thể. Lý do có sự thay đổi là vì Giáo Hội Rôma quan ngại rằng với số tín hữu Rước Mình Thánh Chúa gia tăng đông đảo thì sẽ khiến thời gian cử hành Thánh Lễ phải kéo dài.

Ngày 01 tháng 01 năm 1972, Giáo Hội bổ túc sắc chỉ đã ban hành vào ngày 15 tháng 08 năm 1971 của đức Giáo Hoàng J.Paul VI để quy định rằng  vai trò Phụng Vụ Giúp Lễ và Đọc Kinh Thánh từ nay có thể trao cho các giáo dân thế tục. Một trong những tác vụ của Thừa Tác Viên Giúp Lễ (TTVGL) là trợ giúp trao ban Mình Thánh Chúa cho các giáo hữu. Chưa đầy một tháng sau, ngày 23 tháng 01 năm 1972, Giáo Hội lại quy định thêm rằng các giáo hữu có thể nhận lãnh tác vụ trao Mình Thánh Chúa.

Năm 1974, một số Linh mục ở Perth gửi thỉnh nguyện đến đức Tổng Giám Mục Goody xin tham vấn về tác vụ trao mình Thánh Chúa. Do đó, 46 Thừa Tác Viên Giúp Lễ đã được lãnh nhiệm vụ tại Thánh Đường Đức Bà Maria vào ngày 08 tháng 12 năm 1974. Trong năm kế tiếp, các giáo phận khác trong tiểu bang Tây Úc cũng noi theo quyết định nầy của giáo phận Perth cùng vời giáo phận Sydney và một số giáo phận trong tiểu bang NSW. Nhiều giáo phận khác của nước Úc lại ưu chọn Thừa Tác Viên Đặc Biệt (TTVĐB) để trao mình Chúa nhưng không chọn dùng TTVGL trong tác vụ nầy.

Vào tháng 12 năm 1986, để đáp ứng với khối đông dân Chúa  đến tham dự Thánh lễ ở Belmont/Perth do đức Giáo Hoàng J.Paul chủ lễ, một số lượng lớn TTVĐB trao Mình Thánh Chúa đã được đào tạo. Hiệu quả của sự kiện nầy là trong năm tiếp theo (1987), trách vụ TTVĐB được thiết lập tại nhiều giáo khu thuộc Giáo ohận Perth..

Đối với việc phụng vụ Thánh Lễ, tháng 07 năm 1972, thông qua một văn kiện của Toà Thánh Vatican, đức Giáo Hoàng John Paul đã thông giải rằng luật Giáo Hội ban hành vào năm 1983 cho phép cả hai phái, phái Nam và phái Nữ, thuộc mọi lứa tuổi được tham gia vào nghi thức phụng vụ Thánh Lễ.

Đức Tổng Giám Mục Hickey đã cho phép ứng dụng sự thông giải kể trên của đức Giáo Hoàng trong Giáo phận Perth. Thông tin nầy đã được chuyển đến các giáo khu kèm theo huấn thị  nói rằng những tín hữu đã thành niên phụng vụ Thánh Lễ được xem như là nhữngThừa Tác Viên Phụng Vụ Thánh chính yếu.


2.2 KÊU GỌI, TUYỂN CHỌNTHỪA TÁC VIÊN GIÚP LỄ (TTVGL/ACOLYTES)

VÀ THỪA TÁC VIÊN TRAO THÁNH THỂ/THỪA TÁC VIÊN NGOẠI THƯỜNG (TTVNT/EXTRAORDINARY MINISTERS OF THE EUCHARIST).

Tài liệu của Tòa Thánh Rôma có tên là Immensae Caritatis phát thảo tiêu chuẩn sau đây trong việc tuyển chọn TTVGL và TTTNT/ Trao Mình Chúa:

Bản thân người dự tuyển…phải tự tỏ hiện sự tốt lành của mình qua nếp sống Công Giáo, qua Đức Tin và Phẩm Hạnh; phấn đấu để được xứng đáng với tác vụ cao trọng nầy, vung trồng sự sùng kính đối với huyền Nhiệm Thánh Thể và hành động nêu gương cho các tín hữu khác qua lòng mộ đạo và sự tôn kính dành cho Hy Lễ Thánh Thiện Cực Trọng nầy nơi Bàn Thánh. Không nên lựa chọn bất kỳ một cá nhân nào có thể gây tai tiếng trong cộng đoàn tín hữu.”

– Ứng viên phải là một giáo hữu đã nhận lãnh Phép Rữa, đang giữ đạo và hành đạo.

– Vì chưng có nhiều nhóm giáo hữu tham gia vào tác vụ Thánh Thể như Phục Vụ Bàn Thánh ( PVBT/Altar Servers), TTVN, TTVGL, mỗi nhóm thi hành một tác vụ riêng trong những điều kiện khác nhau, vì thế tiến trình tuyển chọn cho mỗi nhó sẽ khác nhau.

–  Việc tuyển chọn các nhóm TTV kể trên do Giáo khu (Giáo xứ) khởi xướng và trách nhiệm. Cá nhận dự tuyển phải do vị Linh Mục chính xứ hay một vị phụ tá thuộc đoàn ngũ phụng vụ của vị Linh Mục đó kêu gọi. Một hình thức kêu gọi tổng quát, công khai là một việc không nên làm bởi vì nếu từ chối sự tình nguyện của một cá nhân có thể tạo ra sự khó khăn trong việc chăn dắt bổn đạo.


2.3 TUỔI TÁC CỦA CÁC TÍN HỮU ỨNG TUYỂN

TRỌNG TRÁCH THỪA TÁC VIÊN

– Giáo hữu Phục Vụ Bàn Thánh  (PVBT): phải là người đã được Rước Lễ vỡ lòng.

– TTVNT/Trao Thánh Thể (bao gồm TTV ‘Ad Hoc’) tối thiểu là 17 tuổi.

– TTVGL (Acolyte) tối thiểu là 21 tuổi.


2.4 THỜI HẠN PHỤC VỤ

– Giáo hữu Phục Vụ Bàn Thánh (PVBT): dù nhỏ tuổi hay lớn tuổi đều phải để cho họ tự ý chấm dứt tác vụ của mình vào bất cứ lúc nào và bất cứ vì lý do gì.

-TTVNT Trao Thánh Thể: được cử nhiệm thi hành tác vụ trong vòng 2 năm và sau thời gian đó sẽ được  cứu xét lại về tình trạng phục vụ của họ để có thể cho phép tái tục trong vòng 2 năm tới hoặc là chấm dứt tác vụ của họ.

– TTV Giúp Lễ: được bổ nhiệm suốt đời vào Mục Vụ Đoàn. Tuy nhiên, trong Giáo phận Perth  TTVGL được yêu cầu thi hành tác vụ của họ trong một thời hạn là 5 năm (có thể tái tục).

3. BAN THỪA TÁC VIÊN CỦA CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TÂY ÚC

Chỉ mới được tổ chức, huấn luyện và hàng ngủ hoá theo đúng tiêu chỉ của Tòa Tổng Giám Mục Giáo phận Perth vào  những năm tháng gần đây kể từ thời linh mục Nguyễn Minh Thúy giữ chức Quản Nhiệm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tây Úc. Tiếp theo, qua sự hướng dẫn và thao huấn của Linh Mục Quản Nhiệm Nguyễn Văn Huỳnh hiện tại chức, Ban Thừa Tác Viên của Cộng Đồng Công Giáo ngày nay lần lần đi vào nề nếp và gồm có:

3.1 Danh Sách Thừa Tác Viên Giúp Lễ

Các Ông:

  1. NGUYỄN CÔNG TÁNH (Trưởng Ban Thừa Tác Viên)
  2. VƯƠNG ĐỨC LONG  (Phó Trưởng Ban Thừa Tác Viên)
  3. TRẦN VĂN KHẨN
  4. ĐINH HOÀNG TIẾN
  5. NGUYỄN ĐĂNG QUANG
  6. PHẠM NGỌC SƠN
  7. NGUYỄN VĂN TỊNH
  8. PHẠM NGỌC BẢO
  9. VŨ BÌNH
  10. NGUYỄN XUÂN NAM
  11. TẠ XUÂN BÌNH
  12. NGUYỄN VĂN PHAN
  13. NGUYỄN ĐÌNH NHU
  14. NGUYỄN NGỌC THANH
  15. LA HỮU HẬU
  16. NGUYỄN THẾ TÂM
  17. LÊ MINH
  18. HENRY NGUYỄN
  19. PETER BÙI
  20. Ông THÂN

 

3.2 Thừa Tác Viên Ngoại Thường Được Tái Bổ Nhiệm từ 31-05-2010

Các Ông:

  1. PHẠM VĂN QUÁT
  2. NGUYỄN VĂN MẨN
  3. BÙI VĂN RUẪN
  4. LÊ VĂN CHIÊU
  5. Bà TRƯƠNG THỊ MINH
  6. NGUYỄN VĂN THÀNH
  7. NGUYỄN VĂN SƠN
  8. VŨ THÔNG HẢI
  9. Bà NGUYỄN THỊ ĐƠN
  10. NGUYỄN VĂN BỘT
  11. NGUYỄN THANH BÌNH
  12. KỲ VŨ
  13. NGUYỄN LỄ
  14. Bà NGUYỄN MINH KHÔI (Phó Trưởng Ban Thừa Tác Viên)
  15. TRẦN VĂN KHẨN
  16. LÂM VĂN NHÂN

Chúa Nhật 06.6.2010, Lễ Mình Máu Thánh Chúa

Chúc mừng Sinh Nhật ban Thừa Tác Viên Thánh Thể!