Ban điều hành 2023
Từ ngày 16/4/2023
Linh hướng:
Lm. Dominic Nguyễn Kim Sơn
Lm. Micae Phạm Quang Hồng
Hội Trưởng: Chị Maria Madalena Trần Ngọc Thuý Nga
Phụ Tá : Chị Maria Phan Thị Phượng.
Thủ Quỹ: Maria Đặng Kim Hương
Ban Khánh tiết: Anh Phêrô Nguyễn Mau, Tuấn.
Giúp Cha giờ chầu Thánh Thể: Cháu Thiên Ân & Nam
Ban Ẩm thực: Chị Maria Nguyễn Thị Thơm, Chị Ửng, Chị Thanh Hoà, Chị Minh.
Chiếu bảng: Dung, Đào.
Cố vấn: Chị Maria Mai Thiên Kim.
Đặc Trách giúp đọc kinh tối tại tư gia: Anh Vincente Nguyễn Đức Hải.
Thánh Lễ & sinh hoạt trong ngày Bổn Mạng Gia Đình LCTX 2023
Thánh Lễ trực tuyến – Chủ tế: Cựu QN Lm. Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh 16/4/2023
Hình Rước Kiệu Đức Mẹ 6/5/2023
Hình Chặng Đàng Thánh Giá Tuần Thánh 2023
CÁC SINH HOẠT TRƯỚC 2021
GD/ LCTX đi Rước Kiệu Đức Mẹ & Lễ bổn mạng Tháng 10/2021
Hình Ảnh Đẹp Dâng Hoa 2018
Lễ Bổn Mạng LCTX 2021
LCTX Rước Kiệu Tháng 10
Rước Kiệu Các Thánh Tử Đạo VN
GD/LCTX Rước Kiệu Các Thánh Tử Đạo VN Thứ Sáu Tuần Thánh 2021
Hình Đi Kiệu Đức Mẹ 12/5/2021
Hình Dâng Hoa 2020
Video – Đại Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót – 28/04/2019
Hình – Đại Lể Lòng Thương Xót Chúa 28/4/2019
Hình – Gia Đình Lòng Chúa Thương – 2014
Hình – Gia Đình Lòng Chúa Thương Xót Dâng Hoa Đức Mẹ 13/09/2017
Video Lễ Quan Thầy Gia Đình Lòng Chúa Thương Xót -2014
Short Video Lễ Quan Thầy Gia Đình Lòng Chúa Thương Xót -2014
GIA ĐÌNH LÒNG CHUÁ THƯƠNG XÓT – CĐCGVNTU
Sự hình thành gia đình LCTX
Việc suy tôn LCTX được nhen nhúm từ khoảng cuối năm 2000,
dưới thời Lm. Francis Lý Văn Ca làm Quản Nhiệm tại trung tâm cũ (Chippala), đã quy tụ một số giáo dân đọc kinh chuổi lòng CTX lúc 3.00pm vào mỗi Chuá Nhât lúc 3 giờ chiều với khoảng 30-40 người, do chị Đinh Thị Vẻ (chị Thiện) xướng kinh.
Sau khi cha Lý Văn Ca rời cộng đoàn,việc đọc kinh này đình hoãn nhưng vẫn còn có một số tiếp tục đọc riêng hay từng nhóm nhỏ ở một vài tư gia trong đó có gia đình anh chị Trúc + Linh , anh chị Sơn…
Việc tôn sùng LCTX được đẩy mạnh và các sinh hoạt bắt đầu có quy cũ kể từ khi Cha Micaê Nguyễn Trường Luân đến giảng tĩnh tâm cho cộng đoàn vào tháng 7 năm 2010.
Số thành viên chính thức đến nay đã lên đến 64 người. Họ sinh hoạt với nhau như anh chị em trong một đại gia đình, dưới sự điều động của một người đứng ra làm trưởng nhóm.
Thành phần tham gia điều hợp
*Ông Cố Phêrô – Giuse Vương Đức Long từ ngày 25 tháng 08 năm 2010.
*Anh Augustinô Nguyễn Thế Tâm từ 27 tháng 02 năm 2012 cho đến ngày
anh về với Chuá ngày 2 tháng 10 năm 2013 tại Royal Perth Hospital, WA.
Hưởng dương 58 tuổi.
* Maria Chị Mai Thiên Kim từ ngày 27 tháng 10 năm 2013…
* Ông Vincentê Nguyễn Đức Hải đặc trách hướng dẫn
những buổi đọc kinh tối tại tư gia
*Chị Têrêsa Nguyễn Thanh Trúc phụ trách vùng Lockridge
để lo cho những thành viên ở tương đối xa trung tâm mục vụ CĐ.
* Linh Hướng: QN Lm Dominic Nguyễn Kim Sơn & Cha PT Lm Micae Phạm Quang Hồng
* Cựu LH: Lm Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh
* Anh Thanh Kỳ & Anh Tuấn: Giúp chiếu bảng chầu 3g chiều hằng tuần
Sinh hoạt cuả nhóm
* Các ngày Chuá Nhật lúc 3:00pm tại Trung Tâm CD với khoảng 100 người tham dự
* Đọc kinh tối tại tư gia khi có nhu cầu như: tang chế, giỗ giáp năm hay 100 ngày, gia đình
có bệnh nhân hay các nhu cầu tâm linh khác.
* Bổn mạng: Chuá Nhật Thứ 2 sau Phục Sinh – Đại Lễ Kính LCTX
* Hai đầu tháng kính Đức Mẹ: vào tháng 5 &10 trong năm,
Lo dọn và cất bàn kiệu, khiêng kiệu và chưng hoa
Lê Minh biên soạn với sự hợp tác cuả chị Mai Thiên Kim
Tháng Hoa Đức Mẹ năm 2014
Coi thêm bài viết sinh hoạt Gia đinh LCTX
Do Thầy Joseph Nguyễn Đăng Quang tường thuật
LỄ BỔN MẠNG GIA ĐÌNH SUY TÔN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT (27-4-20).
Năm nay, lễ bổn mạng của Gia Đình Suy Tôn Lòng Chúa Thương Xót trùng với ngày Đức thánh cha Phan-xi-cô phong thánh cho hai vị cựu giáo hoàng Gio-an XXIII và Gio-an Phaolô II. Công việc chọn ngày cho biến cố lịch sử này mang một ý nghĩa đặc biệt vì chính Đức Thánh Cha Gio-an Phaolô II là người đã không ngừng cổ vũ cho việc tôn sùng Lòng Chúa thương xót.
Chúng ta biết rằng thông điệp về Lòng Chúa Thương Xót đã được nữ tu Maria Faustina Kowalska chuyển đến cho mọi người sau khi Chúa Giêsu hiện ra với chị lần đầu tiên vào ngày 22-2-1931. Tuy nhiên, vào năm 1958, tòa thánh đã ra lệnh cấm phổ biến thông điệp này, chỉ vì đã nhận được một bản dịch sai lạc, tạo hoang mang cho nhiều người. May thay, vào ngày 15-5-1978, nhờ sự can thiệp của Đức Thánh Cha Gio-an Phaolô II, hồi đó còn là Đức Cha Karol Wojtyla đang cai quản tổng giáo phận Crakow, Tòa Thánh đã ban sắc lệnh hóa giải lệnh cấm đó. Ba năm sau, bây giờ trên cương vị của một Giáo Hoàng, trong tông thư “Dives in Misericordia” – Giầu Lòng Thương Xót – Đức Thánh Cha đã tuyên bố Giáo Hội “có quyền và bổn phận” loan truyền Lòng Chúa Thương Xót cho toàn thế giới. Hơn thế nữa, trong Lễ phong thánh cho nữ tu Faustina, vào ngày Chúa Nhật sau Lễ Phục Sinh, 30-4-2000, Đức Thánh Cha đã truyền cho toàn thể Giáo Hội gọi ngày này là “Chúa Nhật Thương Xót” !
Có thể nói rằng chính nhờ ở lòng nhiệt thành của vị cha chung của Giáo Hội vừa mới được tôn vinh lên hàng hiển thánh mà mọi ân sủng đã được tuôn đổ dư tràn trên muôn người từ trái tim giầu lòng thương xót của Chúa.
Riêng đối với cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Tây Úc thì việc suy tôn Lòng Chúa Thương Xót đã được đẩy mạnh từ khi cha Mi-ca-e Nguyễn Trường Luân đến giảng tĩnh tâm cho cộng đoàn vào năm 2010. Cho đến bây giờ thì số thành viên chính thức đã lên đến 64 người. Họ sinh hoạt với nhau như anh chị em trong một đại gia đình dưới sự điều động của một người đứng ra làm trưởng nhóm, khởi đầu là ông cố Vương Đức Long, kế đến là anh Nguyễn Thế Tâm. Sau khi anh Tâm qua đời thì chị Mai Thiên Kim đứng ra thay thế cho đến bây giờ. Ngoài ra, còn có anh Nguyễn Đức Hải đang chịu trách nhiệm hướng dẫn những buổi đọc kinh tối tại tư gia và chị Nguyễn Thanh Trúc đặc trách vùng Lockridge để lo cho những thành viên ở tương đối xa trung tâm mục vụ cộng đoàn.
Theo như chị Kim cho biết, Gia Đình Suy Tôn Lòng Chúa Thương Xót cũng không có một nội qui nào hết. Mọi người trong nhóm chỉ đơn giản được nhắc nhở về lý tưởng của mình qua những sọc vàng gắn trên đồng phục mà thôi :
• 3 sọc dài từ cổ áo xuống đến chân là biểu tượng của 3 nhân đức đối thần TIN, CẬY, MẾN.
• 3 sọc trên tay áo nhắc nhở họ phải sống khôn ngoan, công bình, can đảm, và luôn sẵn sàng gánh vác công việc bổn phận.
• 3 sọc quanh cổ áo tượng trưng cho các nhân đức khiết tịnh, vâng lời, khó nghèo và quyết tâm làm chủ lời ăn tiếng nói của mình.
Ngoài những buổi đọc kinh tại tư gia theo nhu cầu của một gia đình nào đó trong cộng đoàn, giờ lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót được tổ chức tại trung tâm mục vụ cộng đoàn vào lúc 3 giờ chiều các ngày Chúa Nhật. Trung bình có khoảng 100 người tham dự. Lần đầu tiên bạn đến với họ trong những giờ kinh này, có lẽ sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng đây cũng giống như một buổi lần chuỗi Mân Côi, chỉ có sự khác biệt trong lời kinh mà thôi. Thay vì đọc kinh Kính Mừng, bạn sẽ thấy mọi người lặp đi lặp lại một lời nguyện ngắn gọn : “Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới”. Đối với những ai đã từng tìm hiểu về kinh Mân Côi thì sẽ nhận ra rằng đây là một hình thức cầu nguyện gọi là “mantra” : dựa trên việc lặp đi lặp lại một câu ngắn nhưng đầy ý nghĩa, khả dĩ làm cho tâm hồn hòa hợp cùng hơi thở và nhịp đập của trái tim, giúp cho người đọc dễ dàng kết hợp với Chúa hơn …
Một điều kỳ diệu là nếu bạn hỏi một thành viên trong nhóm lý do tại sao đã gia nhập thì có lẽ sẽ được trả lời là vì họ đã cầu xin lòng thương xót của Chúa và đã được Chúa nhậm lời. Bạn có muốn thử không ? – Vả lại, những sinh hoạt của nhóm cũng không có những ràng buộc nặng nề gì đáng kể, vì trong nhật ký của thánh nữ Faustina cũng có ghi lại lời của Chúa như sau : “… Nếu con không thể bước vào nhà nguyện, thì bất kể con đang ở đâu, con cũng cứ trầm mình cầu nguyện, cho dù chỉ một phút ngắn ngủi thôi”. Như vậy, thì cho dù có là thành viên của Gia Đình Suy Tôn Lòng Chúa Thương Xót hay không, thiết tưởng chỉ cần chữ ký bên dưới bức ảnh Lòng Chúa Thương Xót cũng đủ để cho chúng ta cầu nguyện liên tục hằng ngày rồi : “Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy vào Ngài”.
RƯỚC KIỆU THÁNG HOA. (3/ 5/2014)
Hai năm đã trôi qua và đây là lần thứ ba bản tin của cộng đoàn đề cập đến nghi thức phụng vụ này. Nhìn lại hình ảnh lưu niệm của những buổi rước kiệu trước đây, phải công nhận rằng với thời gian, mọi khía cạnh của tổ chức đều đã thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp: Không kể đến những tiến bộ về kỹ thuật trong công việc chuẩn bị có tính cách vật chất như kiệu hoa và giàn âm thanh lưu động, người ta có cảm tưởng là việc tôn kính Đức Mẹ đã trở thành một thói quen đối với các gia đình trong cộng đoàn rồi: Bằng chứng là tuy không có thông báo về buổi rước kiệu trong tờ TIN YÊU thì giáo dân cũng đã về tham dự còn đông hơn năm ngoái nữa!
Sau cuộc rước kiệu là phần dâng hoa kính Mẹ. Mọi người không khỏi ngạc nhiên khi thấy các dãy ghế đã được sắp xếp lại để dành một khoảng trống khá rộng trước gian cung thánh cho đội thánh vũ. Với kinh nghiệm tích lũy được từ những buổi dâng hoa trước đây, qua những thao tác điêu luyện, bao quát cả một vùng không gian rộng lớn, các em đã diễn tả một cách trung thực những tâm tình dâng hiến và chúc tụng đối với Mẹ được gói trọn trong nhạc khúc “Ngũ Sắc Hoa Dâng của Sr Du Linh … mà chị Phan Thị Thanh Tuyết đã chọn cho nghi thức dâng hoa năm nay.
Ngay sau khi phần dâng hoa chấm dứt, chú Lê Minh đã lên máy vi âm để thay mặt ban thường vụ nói lời cám ơn với cộng đoàn. Từ ban cắm hoa, ban trật tự, ban khánh tiết, ban âm thanh ánh sáng, ban truyền thông, ca đoàn Cêcilia, hội Đạo Binh Đức Mẹ, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, cho đến Gia Đình Suy Tôn Lòng Chúa Thương Xót … Dường như thành phần nào trong cộng đoàn cũng được nhắc nhở đến. Một lời khen ngợi đặc biệt phải được dành cho các em trong đội thánh vũ. Được biết một số em hiện nay đã lớn và đang bận rộn với công việc đèn sách, nhưng vẫn tiếp tục gắn bó với các bạn đồng đội của mình trong tinh thần phục vụ. Tên của các em sẽ được ghi trong phần phụ chú dưới đây, với ước hẹn sẽ gặp lại tất cả các em trong tháng hoa 2015.
Phụ chú : Danh sách các em trong đội thánh vũ : Lâm Bảo Trân Mary, Đỗ Trang Mỹ Ngân Megan, Jessica Nguyễn, Trinh Nguyễn, Lâm Mỹ Trân Katherine, Trinh Trần, Nhi Cao, Kim Cao, Linh Nguyễn, Hớn Vân Nhi, Hớn Tuyết Nhi, Shanice Đinh, Lâm Tường Vi Teresa và Lâm Thanh Mai Monica.