(08) 9344 4437 / 0423 935 495 perthvietnamesecatholic@gmail.com
Select Page

CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊNNăm C

Bài Đọc I: Hc 27: 4-7 “Đừng ca tụng người nào trước khi nghe người ấy nói”.

Đáp Ca: LạyChúa, thiện hảo thay việc khen ngợi Chúa!

Bài Đọc II: 1Cr 15: 54-58 “Người đã ban cho chúng ta sự chiến thắng nhờ Đức Giêsu Kitô.”

Alleluia, Alleluia – Chúctụng Đức Vua, Đấng nhân danh Chúa mà đến! Bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời.

Bài Phúc Âm: Lc 6: 39-45 “Miệng nói những điều đầy ứ trong lòng.”

LỊCH PHỤNG VỤ

28/2 Thứ Hai
01/3 Thứ Ba 6:30pm Tuần VIII Thường Niên
02/3 Thứ Tư 7:00pm LỄ TRO
03/3 Thứ Năm 6:30pm Thứ Năm sau Lễ Tro
04/3 Thứ Sáu 6.30pm Thứ Sáu sau Lễ Tro
05/3 Thứ Bảy 6.00pm CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM C
06/3 Chúa Nhật 9.00am CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM C
3.00pm CHẦU KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
5.30pm CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM C

THÔNG BÁO

MÙA CHAY

Mùa Chay là thời gian thuận tiện để đón nhận ân sủng của Chúa, giúp cho các tín hữu ý thức tình yêu và kế hoạch Thiên Chúa trên cuộc đời mình; là thời gian nhớ lại ngày được Rửa Tội, là biến cố được “dìm xuống” trong Đức Kitô để hoán cải và sống thực sự theo vết chân Ngài. Đó cũng là thời gian tìm lại gốc rễ của đời sống đích thực nơi mỗi người. Gốc rễ là Đức Kitô đã chết và sống lại để ban cho nhân loại sự sống mới. Gốc rễ là hành động của Thần Khí nối kết chúng ta với Thiên Chúa và với anh em trong tình yêu.

THỨ TƯ LỄ TRO: Ngày 2/3/2022 lúc 7:00pm

HỘI CAO NIÊN

1. BĐH trân trọng kính mời Quý Cha, quý Soeurs và quý ông bà anh chị đại diện các Hội đoàn, Đoàn thể nhận được thiệp mời cũng như Hội viên vui lòng đến tham dư buổi tiệc của Hội Cao Niên Cộng Giáo VN/WA, tổ chức lần đầu tiên kỷ niệm 35 năm ngày thành lập, vào Chúa Nhật 20/03/2022 sau Thánh Lễ 10 giờ sáng.

Sự hiện diện của Quý Cha, Quý Soeurs và Khách mời sẽ là sự khích lệ lớn lao cho HCN tiếp tục hoạt đông tốt đẹp hơn.

2. Đi du ngoạn Kalgoorlie trong Tháng Năm sắp tới xin được hủy bỏ, lý do chính là: e ngại có sự cố liên quan đến Covid- 19 và cảm thấy không thoải mái khi phải đeo khẩu trang trên xe trong hành trình quá dài. BĐH sẽ có thông báo đi du ngoạn một địa điểm nào đó khi tình hình sáng sủa hơn.

Thay mặt BĐH Hội

Thư ký: Ngô Thanh Kỳ

BAN VỆ SINH

Để giữ cho Cộng Đoàn chúng ta luôn sạch đẹp – khang trang, Ban Vệ Sinh xin kêu gọi những tấm lòng nhân ái – cùng chung tay góp sức tham gia vào Ban Vệ Sinh của Cộng Đoàn, để cùng nhau gìn giữ ngôi nhà chung của chúng ta.

Mong Quý Vị nào có thể tham gia được, xin vui lòng liên lạc với hai Cha: Đaminh Nguyễn kim Sơn và Micae Phạm Quang Hồng; Ban Thường Vụ hoặc trực tiếp với anh Nguyễn Minh (0450 096 788) và chị Nguyễn Thị Thơm (0431 018 794).

Xin chân thành cảm ơn.

LÁ THƯ MỤC VỤ

Trong cuộc gặp gỡ tình cờ, một vị Linh Mục lớn tuổi chia sẻ kinh nghiệm với tôi như một người thầy, như người anh đi trước hướng dẫn tôi, vì tôi hỏi ngài: “Làm cách nào mà cuộc sống của Cha lại bình thản và hài hòa với mọi người đến thế?” Ngài nói: “Tất cả mọi điều suy nghĩ, hành động và cư xử đều đến từ trong tâm của mình.” Có tâm tốt thì hành động và lời nói của mình sẽ tốt, có suy nghĩ xấu thì sẽ luôn ảnh hưởng đến hành động và lời nói.

Điều quan trọng chúng ta phải sống với chính con người của mình, tu tâm để tích lũy thì mình mới thấy được bình an và thanh thản. Để biết mình không là chuyện dễ chút nào, cần thời gian tích lũy, học hỏi và tập luyện. Ngài nói tiếp: “Nếu bây giờ Cha lục lọi lại trong tủ ký ức của mình, chắc hẳn Cha cũng đã chất đầy những lời chỉ trích, trách móc và xét đoán người khác đầy một tủ, không thể nào có thể đưa vào những điều suy nghĩ tốt lành vào trong cái tủ ký ức đấy được, vì nó đã đầy.”

Rồi vị Cha già này chia sẻ tiếp: “Hồi nhỏ, Cha thường trách móc người khác làm Cha khổ cực về tâm trí, bực nhọc khó chịu, và bao nhiêu điều xấu trong đầu cứ mãi trào dâng, đeo bám Cha suốt, đến nỗi Cha không có khoảnh khắc bình an thanh thản.” Khi mình mãi chất chứa những điều đó trong lòng thì làm sao mình có ánh mắt cảm thông và tích cực, vì mình đã mù, và dĩ nhiên mình sẽ luôn lẩn quẩn sống trong sự bất an, nhìn đời, nhìn người trong lăng kính luôn trách móc, xét đoán và oán hận, thậm chí dẫn mình đến thái độ thù ghét, trách đời oán người. Có suy nghĩ tốt thì cách hành xử mới tốt. Chúa Giêsu đã nói: “Cây nào thì sinh trái nấy, và xem quả thì biết cây”.

Khi mình lớn tuổi – mà có lẽ mình đã khôn, chất chứa nhiều kinh nghiệm, vị Cha già này nhận thấy rằng nếu truy cho cùng, hầu hết những nỗi đau khổ, bất an đều do chính mình mà ra. Chính lỗi tại mình vì cái đà quá lớn trong mắt của mình, che lối cản đường không thể nào bước vào cuộc đời khác để cảm thông. Kinh nghiệm cho thấy để có thể lấy cái xà trong mắt mình thì phải tự ngồi xét mình trong khiêm nhường, ôn lại những hành vi suy nghĩ trong quá khứ, hay những chuyện vừa xảy ra, để giúp mình xét lại những gì mình đã nói, cũng như hành vi và thái độ của mình đối với người khác. Ôn lại sẽ giúp mình nhìn lại và cảm thấy ngạc nhiên về những lỗi lầm về “cái rác,” những việc nhỏ nhen, những việc không đáng mà hậu quả đi đến đồi bại xấu xa. Phương cách nhìn lại con người mình ngày này sang ngày khác đã giúp cho Cha rất nhiều trong quá trình biến mình thành cây tốt trong muôn vàn những cây khác xung quanh, và luôn biến đổi mình trở thành một người sư phạm gương mẫu để khỏi giống như người mù mà dắt người mù, để cả hai khỏi rớt xuống hố.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói về chuyện biết mình, thấy mình là cả một hành trình rèn luyện tu thân và để thấy “cái xà” trong mắt mình đó là một nghệ thuật. Khi mình không thấy “cái xà” nghĩa là không nhận ra nơi mình có những khuyết điểm, đôi khi rất trầm trọng mà ai cũng có thể nhìn ra, trừ ra chính mình. Dường như thấy “cái rác” trong mắt người khác dễ hơn là thấy “cái xà” trong mắt mình. Phải chăng tự mình đứng ngay giữa cái “Tôi” của mình nên không thấy rõ, hay mình quá tự hào về sự hoàn hảo chính mình nên khó chấp nhận những thiếu sót nơi mình.

Chúng ta thường hăng hái vội vã chỉnh sửa người khác, đôi khi còn pha trộn thêm bớt để làm “cái rác” trong mắt anh chị em mình to hơn, mà lại khép kín tự ái khi ai chỉnh sửa mình. Chúa Giêsu không cấm mình góp ý cho người khác, nhưng mình cần có một thái độ bao dung hơn đối với tha nhân, mà ngược lại phải nghiêm khắc hơn với chính mình. Thái độ thổi phồng “cái rác” nơi tha nhân và kém phần bao dung, thì đồng nghĩa là thu nhỏ “cái xà” nơi chính mình. Do đó, vị Linh Mục ấy đã để lại trong Tôi một bài học đáng quý đó là “hãy khiêm tốn sửa mình trước khi góp ý sửa cho người khác.”

Lắm khi ma quỷ giả dạng thiên thần để lừa dụ dỗ chúng ta, cho chúng ta trái ngọt thơm ngon, che mắt mình tạo cho mình ảo tưởng hoàn hảo, trung tâm vũ trụ, tự cao tự mãn, nhưng cuối cùng toàn là trái đắng, trái độc. Nên hoa quả lòng dạ con người là phải ý thức tu thân rèn luyện để khỏi bị hướng dẫn bởi ma quỷ. Nếu làm được điều này cần phải có ơn Chúa và siêng năng suy niệm Lời Chúa để giúp mình lấp đầy hoa thơm quả ngọt trong lòng, thì miệng lưỡi, thái độ và suy nghĩ mới thốt ra những lời yêu thương ngọt ngào.

Nếu chúng ta được Chúa biến đổi cái tâm, hẳn toàn bộ đời sống bên ngoài của chúng ta cũng sẽ được thay đổi. Vậy chúng ta cần phải làm gì để trở thành cây tốt, trái tốt, tâm sạch, mắt sáng trong đời sống đức tin kitô của mình?

Lm. Đaminh Nguyễn Kim Sơn

TO TIN YEU 1182.doc